Lắp đặt trạm BTS tại nhà liền kề có phải xin phép?

Câu hỏi: Chủ đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội hỏi: Hiện nay một cư dân mua nhà liền kề tại dự án đề nghị với Chủ đầu tư để được lắp đặt trạm BTS trên nóc nhà. Tuy nhiên, các hộ dân sống xung quanh đều phản đối vì cho rằng ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Chủ đầu tư nhờ luật sư tư vấn giải quyết vấn đề này.

0
4885

Câu hỏi: Chủ đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội hỏi: Hiện nay một cư dân mua nhà liền kề tại dự án đề nghị với Chủ đầu tư để được lắp đặt trạm BTS trên nóc nhà. Tuy nhiên, các hộ dân sống xung quanh đều phản đối vì cho rằng ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Chủ đầu tư nhờ luật sư tư vấn giải quyết vấn đề này.

Trả lời:

Trạm BTS (Base Transceiver Station), là trạm thu phát sóng di động, được dùng trong truyền thông nhằm tạo ra hiệu quả thu phát sóng cao nhất với vùng phủ sóng rộng và ít có các điểm, vùng nằm giữa các trạm BTS mà không được phủ sóng.

Theo Điều 3, Thông tư liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Cột ăng ten không cồng kềnh là cột ăng ten được lắp đặt trong và trên các công trình xây dựng nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng, bao gồm:

1. Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình xây dựng có chiều cao của cột (kể cả ăng ten, nhưng không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình nhưng tối đa không quá 3 mét và có chiều rộng từ tâm của cột đến điểm ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột và ăng ten) dài không quá 0,5 mét.

2. Cột ăng ten thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng, mô phỏng lan can, mái hiên, mái vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu khắc, hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các hình thức ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh và có chiều cao, chiều rộng như quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, với thông tin Chủ đầu tư đưa ra thì trạm BTS mà hộ dân mua nhà liền kề tại dự án lắp đặt là cột ăng ten không cồng kềnh, không làm thay đổi kết cấu chịu lực của nhà ở.

Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch 15/2016/TTLT-BTTTT-BXD:

Điều 5. Giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm sao gửi 01 bản giấy phép xây dựng cho Sở Xây dựng (nếu giấy phép xây dựng không do Sở Xây dựng cấp) và 01 bản cho Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn xây dựng công trình.

2. Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình cột ăng ten thuộc hệ thống cột ăng ten nằm ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến;

b) Công trình cột ăng ten không cồng kềnh tại khu vực đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khác thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định có liên quan….”

Bên cạnh đó, theo Điều 3, Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17/03/2017 của UBND TP. Hà Nội quy định về quản lý, cấp phép xây dựng công trình cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn thành phố Hà Nội:

“Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc xây dựng công trình cột ăng ten phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Trước khi khởi công xây dựng công trình cột ăng ten, chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này.

3. Công trình cột ăng ten được xây dựng phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho người và các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành; đảm bảo cảnh quan, môi trường và mỹ quan đô thị.

4. Thiết kế xây dựng công trình cột ăng ten phải được thẩm tra, thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

5. Đảm bảo tĩnh không cho hoạt động bay, quản lý, bảo vệ vùng trời theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (nếu có)…”

Như vậy, khi hộ dân mua nhà liền kề tại dự án chỉ lắp đặt trạm BTS trên nóc khi có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của pháp luật.

Để giải quyết trường hợp này, Chủ đầu tư có thể yêu cầu hộ dân mua nhà liền kề cung cấp giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế được CQNN có thẩm quyền thẩm định (nếu có) trước khi tiến hành xây dựng trạm BTS.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hà Việt đối với câu hỏi của Quý khách hàng. Hy vọng, đó sẽ là những ý kiến tư vấn hữu ích để quý khách hàng tham khảo và thực hiện.

Mọi ý kiến thắc mắc khác hoặc yêu cầu tư vấn chuyên sâu xin Quý khách hàng vui lòng gửi về địa chỉ:

  • Email: phaplyduan@luathaviet.com hoặc
  • SĐT: 0901.386.555./ 0982.414.417

Trân trọng!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here