Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi đang có thắc mắc về thủ tục Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Mong nhận được giải đáp từ phía Luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Luật Hà Việt xin kính chào Quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc nêu trên của Quý khách hàng, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Nhà ở 2014;

Nghị quyết số 19/2008/QH12

  1. Giải quyết vấn đề

Để sở hữu nhà ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đảm bảo những điều kiện sau: 

Theo Khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

  • Là cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  • Là cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 19/2008/QH12 quy định thêm:

“1. Cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Trình tự các bước người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để đủ điều kiện sở hữu nhà tại tại Việt Nam
Bước 2: Xác định loại nhà, đất được quyền sở hữu
Bước 3: Kiểm tra giấy tờ nhà đất
Bước 4: Ký hợp đồng đặt cọc
Bước 5: Ký hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng
Bước 6: Nộp hồ sơ sang tên và nộp các loại thuế phí

Thủ tục người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

– Về thẩm quyền:

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 và đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 19/2008/QH12;
  • Bản chính Hợp đồng mua bán;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán Theo quy định của pháp luật về nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế, lệ phí

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho UBND tỉnh để cấp Giấy chứng nhận.

Hy vọng những ý kiến tư vấn trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với Quý Khách hàng. Mọi ý kiến thắc mắc khác hoặc yêu cầu tư vấn chuyên sâu xin Quý khách hàng vui lòng gửi về địa chỉ:

Trân trọng!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here